Giá trị Mỡ lợn

Chuẩn bị chiết mỡ lợnPhần da giòn sau khi chiên chiết lấy mỡ

Mỡ lợn giàu khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, không gây bệnh tim mạch và làm món ăn vị thơm, ngon hơn. Mỡ lợn mặc dù có axit béo bão hòa nhưng giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe và vitamin như vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Lượng vitamin D trong mỡ lợn có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa[9]. Mỡ lợn thích hợp với trẻ suy dinh dưỡng, những người bị bệnh phân khô, thiếu máu, chóng mặt, người già ho khan không có đờm. Ngoài mỡ, bì và móng giò lợn có công dụng nhuận da, điều hòa khí huyết[4]

Mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật không có chức năng này do được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, đậu phộng, đậu nành. Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, mỡ lợn không gây béo hơn dầu vì mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo nên đều gây tăng cân như nhau, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, chỉ những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu thì nên kiêng, còn người bình thường nên cân bằng cả dầu và mỡ[9][10]

Theo những thông tin đại chúng đưa ra những chứng cứ khoa học của các chuyên gia về ích lợi của mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất, và đứng hàng xếp thứ 8 và mặc dù có axit béo bão hòa nhưng nó giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe, nó giàu vitamin D, nó thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể, rồi thì những lợi ích của mỡ lợn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, lượng vitamin D trong mỡ heo có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Về ẩm thực, chỉ cần một muỗng mỡ lợn cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm và ngon, nó là một thứ phụ gia làm cho các món ăn trở nên ngon hơn vì mùi thơm của mỡ heo là không thể thay thế bởi nguồn gốc chính của mùi thơm này là một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride[3], Nhiều gia đình có thói quen sử dụng mỡ lợn trong nấu ăn, vì cho rằng mỡ lợn có mùi thơm và rất tốt cho sức khỏe[11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mỡ lợn http://www.huffingtonpost.com/2014/04/28/cooking-w... http://seattletimes.nwsource.com/html/pacificnw091... http://www.obsessionwithfood.com/2006_01_01_blog-a... http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2... http://icwales.icnetwork.co.uk/0100news/health/tm_... http://m.suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/an-mo-lo... https://www.merriam-webster.com/dictionary/lard https://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?sec=he... https://www.nytimes.com/2005/08/12/opinion/12kumme... https://vnexpress.net/ly-do-nen-an-mo-lon-4030495....